Phải chăng Tu sửa thói đời ?
Hay là hòa-hợp, Trí lời mở-mang.
Phải chăng Tu chịu khổ nàn ?
Hay là lập chí cốt hoàn THIỆN-MINH.
Phải chăng Tu chọn Sắc-Hình ?
Hay là Tỏ-Tánh quân-bình in nhau.
Phải chăng Tu chuộng phép màu ?
Hay là phá-chấp, trước sau tỏ-tường.
Phải chăng Tu lánh tình vương ?
Hay nguồn Tâm-Pháp, diễn tuồng Nhất-Nguyên.
Phải chăng Tu phát lời Nguyền ?
Hay là TÂM RỖNG vẹn tuyền CHÂN-NHƯ.
Phải chăng Tu thuộc văn từ ?
Hay là xóa: Muốn, Buồn, Mừng, Có, Không.
Phải chăng Tu xuất nhập đồng ?
Hay là BẤT-ĐỘNG vạn phần Quang-Minh.
Phải chăng Tu cứu-độ hình ?
Hay là suốt rõ lộ trình VÔ-LAI.
Phải chăng Đặng-Mất phân hai ?
Khoe Tài khoe Đức nay mai Niết-Bàn.
Hay là một kiến không màng ?
Ly Chân SẴN-KIẾN, khắp tràn Phật Tôn.
Khuyên ai Tu chớ vuông, tròn
Tỏ tường TƯỚNG-TÁNH hơn lòn lạy xin
Chẳng mong huyễn hóa tròng thêm
Hằng ngày thong-thả, giải niềm bận mang.
Pháp TƯƠNG-ĐỐI, pháp lầm-than.
Vừa ngăn Trí-Tuệ, lắp đàng Viễn Thông.
PHẢI, QUẤY hai pháp song đồng
Nghĩ thầm Phải-Quấy cũng không bến-bờ
Lầm theo Tương-Đối vọng mơ
Thuận THƯƠNG, Nghịch GHÉT làm mờ CHÂN-NHƯ.
Ngẫm suy chu-đáo tận từ
Tâm càng cỗi-giải đẹp tươi trăm đường
Nếu nhận Pháp chấp liền vương
Không cho MÌNH PHẢI lầm tường Tỏ thông.
Càng Tu càng dốt trăm phần
Ấy là tiến-bộ dẹp lòng tự-cao
Pháp-Trí đóng-mở tiêu-hao
Ba hồi tối sáng khơi mào tỉnh mê.
Gắng công Tâm rỗng-rang về
Thung dung sạch chướng, mọi bề mở mang
Tu lập Pháp-Trí khải hoàn
Tu theo Sắc-Tướng là đàng quanh co.
Tướng-Sắc phương-tiện thăm dò
Thực hành NHẤT-TRÍ chính đò TÂM-THÔNG
Khuyên ai Tu khéo mau gần
Pháp Đàn Chư Phật cốt ngần ấy thôi./.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN