call
Phổ Nhạc Từ Kinh Thi ?

Trong thời gian gần đây trong Pháp Tạng có những ý kiến khác nhau về việc đem Kinh Thi (Lời thơ Phật Đao) ra phổ thành nhạc để phổ truyền Đạo Pháp , xin có những ý kiến như sau :

Hiện nay trong các Tôn Giáo, phái nào cũng sử dụng âm nhạc làm một công cụ truyền bá Đức Tin của Đạo mình, nơi giáo phái nào cũng vậy, thâm chí còn cả một giàn hợp ca hợp xướng to lớn cả một hệ thống âm thanh tiên tiến để phô diễn nhiều bài Đạo Ca (Phật giáo), những bài Thánh Ca (Thiên Chúa Giáo), các Đạo khác cũng vậy, thì Tôn Giáo Pháp Tạng có nên chăng cũng tổ chức thành hệ thống âm nhạc để truyền bá Đạo của Đức Ngài.

Hỏi như vậy tất nhiên là có đáp án rồi, theo nhu cầu phát triển của xã hội, âm nhạc có tác động rất lớn đến đời sống văn hóa cũng như tâm linh của con người, cùng theo sự phát triển của kỹ thuật, âm nhạc càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng vào cuộc sống nhân loại , điều này không ai có thể phủ nhận. Do vậy có một số tín chúng phát tâm sáng tác nhạc, diễn hát để làm phương tiện , đưa Đạo vào lòng người ngày càng nhiều hơn, thì cũng nên như vậy. Cũng cần có nhiều và nhiều hơn, những Vị có thực tài sáng tác nhạc cho Pháp Tạng để trở thành công cụ truyền bá Giáo lý, Giáo Pháp Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam, làm đúng theo mục tiêu này thì cũng tốt.

Mọi việc đều luôn có 2 mặt của nó. Mọi điều tốt luôn có các điều không tốt đi kèm, bất cứ loại thuốc nào dù là thuốc bổ hay thuốc trị bênh đều có “Chống chỉ định và tác dụng phụ” của nó.

Do đó cũng cần xác định lại đâu là Phương tiện, đâu là Cứu cánh (mục đích) để khỏi nhầm lẫn mà sử dụng không đúng chỗ, chẳng những trị không hết bệnh mà bệnh nặng thêm, thì cần phải xét lại, đã trót lầm mê phải làm chúng sanh lại làm chồng thêm mê lầm thì càng uổng phí công tu tập.

Trở lại vấn đề chính ở đây là có nên dùng KINH THI (Lời Thơ của Đức Ngài) để phổ nhạc hay không thì cũng còn nhiều ý kiến khác nhau.

Ai cũng biết Lời Thơ của Đức Ngài đã trở thành Kinh Điển, vì nó quá hay, quá tuyệt diệu, vì chính Lời Thơ đã làm thức giấc bao con người mãi mê lầm được tỉnh ngộ, xa rời sinh tử về bến Giác Ngộ giải thoát … Cho nên phải đưa Thơ của Đức Ngài chuyển hóa thành Nhạc để gần gủi chúng sanh nhiều hơn, quãng bá rộng hơn. Cũng như có những bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ như “Màu Tín Hoa Sim” của Hữu Loan, hoặc bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti-Gôn” của TTKh, một khi đã chuyển thành nhạc thì tác động rất lớn , bài thơ càng trở nên hay hơn, bay bổng hơn, tuy nhiên không hẳn bài nào cũng vậy. Về bài thơ “Thuyền và Biển” của Nhà thơ Xuân Quỳnh, lời thơ êm đềm dịu ngọt làm sao, đưa hồn người chìm sâu trong ngây ngất, nhưng mà khi phổ nhạc, điệu nhạc trở nên một giọng điệu khác, một giọng điệu của sự gào thét dữ dội, không còn sự êm đềm thấm đậm của lời thơ nữa, cho nên không phải nhạc sĩ nào phổ thơ cũng đem đến sự thăng hoa của chất thơ mộng mị nữa. Như vậy nên chăng đem phổ nhạc Lời Thơ của Ngài để cho trở thành một thực thể xa lìa Chân thể.

Ai cũng biết mỗi khi làm Thi Thơ của Đức Ngài, mỗi một bài là một pháp môn dạy người tu học, xuất ra từ Chánh Định khế hợp thực tại mà hiện thành thi thơ, nó không hình thành từ Ý, từ Tưởng, nó không phát sinh bởi Ngũ Uẩn mà là Lời Phật Ngôn, Nên trân trọng lấy nó.

Trong suốt hành trình khai Đạo, dạy Đạo, Đức Ngài có dạy bảo nhiều điều nên làm và không nên làm. Những điều nên làm thì thể hiên qua toàn bộ KINH SÁCH THI THƠ rồi, còn những việc Ngài không cho làm chú trọng 2 cái, đó là: Ngài không cho phép phiên dịch Kinh của Ngài ra thành tiếng nước ngoài (Anh, Pháp …). Thời đó nhiều Vị cũng giỏi tiếng Anh, Pháp, xin Đức Ngài cho dịch ra Anh ngữ, sau khi làm thử một đoạn, đem về trình Đức Ngài, nghe xong Ngài dạy: Không được! Người nước ngoài muốn tu thì phải học tiếng Việt rồi mình dạy cho họ. Đức Ngài là Bậc Giác Ngộ, Ngài rất biết việc gì nên làm và việc gì không được, Vì sao Ngài không cho dịch sang ngoại ngữ, không phải Ngài không muốn phổ truyền mà chính là vì 2 yếu tố:

- Thứ nhất là: Dịch giả đang sử dụng Tâm Ý của chúng sanh để diễn đạt Thánh Ý

- Thứ hai là: Sự bất cập của ngôn ngữ nước ngoài chưa đủ độ thâm sâu của Phật Ngữ, nội như tiếng Việt dùng chữ “anh”, “chị”, “ông”, “bà”, “mày”, “nó”… thì tiếng Anh chỉ có một chữ “You”. Hoặc chữ “Vô”, chữ “Bất”, chữ “Phi” thì tiếng Anh chỉ gom lại chữ “No”. Mỗi chữ có ngữ nghĩa khác nhau thì làm sao diễn đạt, hai nữa nếu đem một bức thư viết bằng tiếng Việt, nhờ một người dịch sang tiếng Anh , rồi đem bức thư tiếng Anh kia nhờ một người khác dịch lại sang tiếng Việt thì kết quả sau cùng 2 bức thư tiếng Việt kia không thể giống nhau được, vì thế có chữ “Tam Sao Thất Bổn” là đây, cho nên một khi Đức Ngài dạy điều gì đều có cái lý rõ ràng, không nói theo ý muốn, mà Ngài quán xuyến tận thấu rồi mới dạy học trò, do vậy Những Bậc tu hành theo Đức Ngài, họ đều có cái Đức Tin rất lớn,một khi Ngài nói không được là không được, không ai dám biện cãi.

Ngày đó, Ông T.Vh , Ông tốt nghiệp nhạc viện TP. HCM , đàn Vilolon rất hay, nhạc lý vững vàng, thế nhưng khi ông về trình xin Đức Ngài cho phép phổ Thơ thành Nhạc để quảng bá Đạo, thì Ngài không cho phép, và từ đó đến nay những người Tu theo Đức Ngài vẫn một lòng TIN-VÂNG, không dám làm điều gì Ngài chưa cho phép. Không phải là ý muốn của Ngài mà đây là những lý do mà Ngài không cho phép :

- Người nhạc sĩ sáng tác điệu nhạc, ghép thơ của Ngài thành bài hát , đây là một sự gán ghép khập khiểng, họ muốn máng danh Nhạc Sĩ song hành cùng Danh hiệu Đức Ngài. Bôi son điểm phấn cho danh nghĩa tác giả nhiều hơn, vì Nhạc là chính , lời của nhạc là phụ mà.

- Không phải điệu nhạc nào cũng đi vào lòng người mà phải xét đến yếu tố chất lượng bài hát, chất lượng của ca sĩ, nó có bền vững theo thời gian hay không, hay là kiểu như mì ăn liền, không giá trị.

- Đức Thế Tôn có dạy nơi Kinh Kim Cang: “Nhược dĩ SẮC kiến Ngã, Nhươc dĩ ÂM THANH cầu Ngã, Thị nhân hành Tà Đạo, Bất Năng Kiến Như Lai”. Cho nên Dùng Âm Nhạc để đi vào lòng người, ru ngủ cơn mê dài muôn kiếp (Ca NHạc là đam mê mà) thì không bao giờ thấy được Như Lai. Chỉ thấy giọng ca tiếng nhạc hay ho, vậy thôi.

- Đức Ngài, trong bài thơ: ”TÌNH TRONG ĐÔI NẼO”, có 2 câu thơ :

”… Em say sóng nhạc theo từng lối
Anh giải nhân sinh sớm khải hoàn …”

Một vế say mê tiếng nhạc để đi vào mê lầm truyền kiếp, còn vế kia Ngài đưa con người giải-thoát tử-sinh. Bây giờ ta nên chọn con đường nào.

Kết lại vấn đề: TIN-VÂNG-KÍNH ở đâu ?

* Mọi người ai cũng có quyền sáng tác nhạc để làm công cụ quảng bá truyền Đạo

* Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam là một Tổ chức Tôn giáo, không phải ai muốn tự ý làm gì cũng được.

* Nếu Tu theo con đường Y TÔN Y CHỈ , trọn giữ được 3 chữ TIN-VÂNG-KÍNH thì không nên phổ Thơ của Đức Ngài thành nhạc, tị hạ Đức Ngài.

Vài lời trao đổi , xin lắng nghe Quý Vị./.

Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam
Tạng Nguyên (ngày 30/5/2020)

Đối tác & Nhà tài trợ


TẠNG BẢO HỘI THƯỢNG
  • Rừng A Đề
  • Thôn: Vạn Thuận
  • Xã: Ninh Ích
  • Thị xã: Ninh Hòa
  • Tỉnh: Khánh Hòa
  • Điện thoại: (+84) 0394 960 870
  • Email: info.ptpgvn@gmail.com
PHÁP BẢO BÌNH TRIỆU
  • Số: 56/36/6
  • Đường: Số 4, Khu phố 2
  • Phường: Hiệp Bình Chánh
  • Quận: Thủ Đức
  • Thành Phố: Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (+84) 0907 844 619
PHÁP BẢO THANH KHÊ
  • Số: K718/51B
  • Đường: Trần Cao Vân
  • Phường: Xuân Hà
  • Quận: Thanh Khê
  • Thành Phố: Đà Nẵng
  • Điện thoại: (+84) 0917 284 767